Tại vùng đông bắc Thái Lan, nghiên cứu năm 2009 do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) phối hợp thực hiện cho thấy, tỉ lệ mắc whitmore trong dân số là 14,9/100.000 người, trong đó nam giới chiếm 60%.
Thời gian ủ bệnh whitmore từ 1-21 ngày, trung bình 9 ngày nhưng cũng có trường hợp chỉ vài giờ. Trong giai đoạn này thường không có triệu chứng.
Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa ẩm. Vi khuẩn có thể sống nhiều năm trong đất và nước bị ô nhiễm.
Loại vi khuẩn này cũng được coi là mối nguy tiềm tàng dẫn tới chiến tranh sinh học hay khủng bố sinh học. Đến nay, B. pseudomallei là một trong những vi khuẩn có bộ gene di truyền phức tạp nhất.
Người khoẻ mạnh cũng có thể mắc whitmore nhưng những trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu như người nhiễm HIV, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh gan, thalassemia, tiểu đường, bệnh thận... sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Dấu hiệu bệnh whitmore
Theo CDC Hoa Kỳ, sau khi bị vi khuẩn xâm nhập, thường sau 2-4 tuần, các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như lao, các bệnh về phổi, nhiễm khuẩn huyết...
- Nhiễm trùng cục bộ: Bệnh nhân sẽ đau hoặc sưng cục bộ, sốt, loét, áp xe tại vị trí nhiễm trùng
- Nhiễm trùng phổi: Sốt cao, đau đầu, đau ngực kèm ho, chán ăn
- Nhiễm trùng máu: Sốt, đau đầu, suy hô hấp, đau khớp, khó chịu ở bụng
- Nhiễm trùng lan toả: Sốt, giảm cân, đau dạ dày hoặc ngực, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, co giật hoặc có các cơn động kinh.
Để chẩn đoán bệnh whitmore, bác sĩ phải thực hiện phân lập vi khuẩn từ máu, đờm, nước tiểu, dịch áp xe của bệnh nhân. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm kháng thể trong máu để chẩn đoán bệnh nhưng độ tin cậy thấp hơn so với cấy vi khuẩn.
Điều trị whitmore
Tuỳ từng loại nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc thích hợp để điều trị whitmore. Thông thường, điều trị chia làm 2 đợt: Đợt 1, tấn công bằng kháng sinh liều cao (thường truyền tĩnh mạch) trong 10-14 ngày. Đợt 2, dùng kháng sinh đường uống duy trì trong 3-6 tháng kế tiếp.
2 loại kháng sinh truyền tĩnh mạch điều trị whitmore phổ biến nhất là Ceftazidime, dùng mỗi 6-8 giờ hoặc Meropenem dùng mỗi 8 giờ. Các loại kháng sinh đường uống bao gồm: Trimethoprim-sulfamethoxazole hoặc Amoxicillin / axit clavulanic (co-amoxiclav) được thực hiện mỗi 8 giờ. Với những bệnh nhân nặng, bác sĩ có thể kết hợp cùng lúc nhiều loại thuốc.
Với những bệnh nhân áp xe phổi, nếu sau 6 tháng, bệnh nhân vẫn còn khối áp xe, khi đó bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật cắt bỏ.
Nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị, nguy cơ tái phát vẫn có thể xảy ra, khi đó tiên lượng điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.
Khi nhiễm whitmore, nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ diễn tiến nặng dẫn tới nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng rồi tử vong. Tỉ lệ tử vong chung khi nhiễm whitmore là 40%.
Cách phòng ngừa bệnh
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh whitmore, nên phòng bệnh cần được chú trọng. Do vi khuẩn thường có trong bùn đất, nước nên người dân, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước ô nhiễm. Nông dân khi làm đồng nên đeo ủng, găng tay.
Minh Anh
- Căn bệnh từng bị lãng quên giờ bùng phát trở lại, trong vòng 1 tháng qua đã có 4 ca tử vong tại BV Bạch Mai.
" alt=""/>4 bệnh nhân BV Bạch Mai tử vong do whitmore, những dấu hiệu cần biếtKế hoạch cũng nhằm thực hiện tốt chức năng phục vụ của cơ quan nhà nước đối với người dân, doanh nghiệp; giúp các đơn vị, địa phương và lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
Theo lộ trình, việc triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính sẽ được tỉnh Bình Dương thực hiện theo 2 giai đoạn. Trong đó, ở giai đoạn 1, dịch vụ sẽ được triển khai tại 100% cấp huyện, cấp xã; và ở giai đoạn 2, sẽ triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính tại các tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện sau khi có hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan.
Để chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, trong tháng 11, tỉnh Bình Dương sẽ thực hiện các nội dung công việc như: Tổ chức rà soát, bảo đảm điều kiện trang thiết bị (hạ tầng mạng, máy quét văn bản) và đăng ký tài khoản cho cán bộ, công chức tiếp nhận, xử lý dịch vụ; Rà soát chứng thư số của cán bộ, công chức tiếp nhận, xử lý dịch vụ; Tổ chức phân quyền cho công chức phụ trách CNTT thuộc UBND cấp huyện để thực hiện quyền quản trị, phân quyền cho cán bộ, công chức tiếp nhận và xử lý dịch vụ.
Đồng thời, tổ chức phân quyền cho cán bộ, công chức tiếp nhận, xử lý dịch vụ; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương thực hiện quy trình nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính theo đúng quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch này để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện tại các đơn vị, địa phương.
Sở Tư pháp Bình Dương cũng được giao chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính khi tiếp nhận, xử lý tại 100% đơn vị cấp huyện, cấp xã trước ngày 1/1/2022.
Vân Anh
Thông tin từ Văn phòng Chính phủ, tính đến ngày 20/10, Cổng dịch vụ công quốc gia đã tiếp nhận 57.867 hồ sơ đề nghị hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
" alt=""/>Bình Dương triển khai chính thức dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính từ năm 2022